Thực trạng bệnh rối loạn tiền đình trên thế giới
Rối loạn tiền đình là chứng bệnh ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm hơn. Số người mắc bệnh này trên thế giới ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Tùy vào nguyên nhân và yếu tố nguy cơ mà người bệnh có thể gặp phải mức độ bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Xem thêm:
- Người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn gì?
- Rối loạn tiền đình chỉ dùng hoạt huyết dưỡng não: chuyên gia nói gì?
- Rối loạn tiền đình – Nên sử dụng đông y hay tây y?
Rối loạn tiền đình bệnh học
Các chuyên gia ở Mỹ đã có một số nghiên cứu và đưa ra con số ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đều đã gặp các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Ở Mỹ, Viện Quốc gia về chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) có ghi nhận 80% người trên 65 tuổi rất hay bị chóng mặt, trong đó hơn 50% người bị chóng mặt là do rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình thực chất không phải là một bệnh lý, nó được coi như một hội chứng, là nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng đến thần kinh, tai, tim, thị giác, tâm thần và các trường hợp khác do sử dụng thuốc tây. Vị trí tổn thương và nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình rất khó có thể chẩn đoán chính xác.
Để có được thông tin chính xác về tình trạng bệnh của mình, người bệnh cần khám chuyên khoa tai, mũi, họng. Một số trường hợp cần chính xác hơn bằng các xét nghiệm hình ảnh như X quang, Scanner, chụp cộng hưởng từ.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Nguyên nhân trực tiếp:
Dây thần kinh số 8 được coi là con đường dẫn các thông tin từ não đến hệ thống tiền đình. Dây thần kinh này sẽ bị tổn thương khi bạn gặp phải 1 số bệnh như: u não, viêm tai giữa, u dây thần kinh,…
U dây thần kinh số 8 là có khối u nằm ở thần kinh ngoại vi phần nền sọ, nó chiếm khoảng 6% khối u sọ não. Đây là những khối u lành tình và phát triển không quá nhanh, chúng bắt đầu từ tiền đình của thần kinh sọ não số 8 và ở vị trí góc cầu của tiểu não. Bạn bắt buộc phải sử dụng phương pháp điều trị ngoại khoa nếu rối loạn tiền đình do nguyên nhân này.
Nguyên nhân gián tiếp:
Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến não và thần kinh, từ đó làm cho hệ thần kinh bị tổn thương, là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến rối loạn tiền đình.
Cụ thể như các yếu tố: thiếu máu, huyết áp thấp, mất ngủ, tắc mạch,… làm cho lượng máu đến não giảm, gây tổn thương các tế bào thần kinh và tế bào não, sau đó dẫn đến tổn thương dây thần kinh dẫn truyền.
Ngoài ra, người bệnh gặp trường hợp này vừa phải uống thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, vừa phải có chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để giảm tối đa nguyên nhân gây bệnh.
Xã hội ngày càng phát triển, công việc ngày càng bận rộn dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress, đây là một nguyên nhân rất phổ biến trong những nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình. Khi cơ thể bị stress sẽ tiết ra hormon cortisol, gây ra một loạt bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, huyết áp, bệnh tim mạch,… tổn thương hệ thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh số 8.
Triệu chứng
Những triệu chứng hay thấy ở người rối loạn tiền đình như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, mất thăng bằng,… Tuy nhiên, các chuyên gia đã chia các triệu chứng của bệnh thành 4 nhóm theo vị trí tổn thương:
Chóng mặt. Người bệnh có cảm giác bản thân và xung quanh mình luôn quay tròn, không cố định trên mặt đất. Một số triệu chứng kèm theo như: buồn nôn, nôn, ra nhiều mồ hôi, suy giảm thị lực. Nguyên nhân dạng này là do tổn thương dây thần kinh ngoại biên của hệ thống tiền đình.
Ngất: Cảm giác mất dần ý thức và hôn mê, kèm theo ra mồ hôi nhiều, buồn nôn, suy giảm thị lực thoáng qua. Đây là hậu quả của việc tưới máu não không đủ, gặp trong trường hợp: rối loạn chức năng tim, tụt huyết áp, rối loạn phản xạ thực vật.
Mất thăng bằng. Cảm giác lơ lửng, chơi vơi, đứng không vững như người say rượu. Đây là hậu quả của việc mất đồng bộ giữa thông tin truyền từ tiền đình, tiểu não, mắt, ngoại tháp.
Chóng mặt xác định rõ. Cảm giác đầu nặng trịch, sợ ngã. Thường gặp ở người bị rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm, kích động.
Các dạng chóng mặt đều có thể đẩy người bệnh vào trạng thái lo âu và ngược lại, sự lo âu cũng gây ra chóng mặt.
Điều trị
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân phải phụ thuộc và tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh của mỗi người.
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì uống thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, còn nếu bệnh ở giai đoạn nặng thì phải phẫu thuật.
Phòng tránh
Một số động tác phối hợp đầu và cổ dưới đây, nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi các nguy cơ bị rối loạn tiền đình:
Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 20 lần).
Nằm thẳng, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, giãn cơ cổ, đưa cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu rắc rắc là tốt. Sau đó, đan các ngón tay với nhau để sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía trước ngực (khoảng 15 lần).
Hai bàn tay xoa mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 20 lần).
Tập các bài thể dục bình thường, phù hợp với sức khỏe, có từ 3 động tác cơ bản như: chạy nhẹ nhàng, đứng hơi dạng hai chân, cúi gập người, đầu ngón tay chạm vào ngón chân, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ.
Bên cạnh đó người bệnh cần phải kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế làm việc quá lâu với máy tính, ăn ít chất béo, dầu mỡ, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Từ thực trạng bệnh rối loạn tiền đình, ta có thể thấy đây là căn bệnh mỗi người có thể gặp bất cứ lúc nào. Vì vậy, mỗi người đều cần thay đổi lối sống để có thể phòng ngừa căn bệnh này ngay từ hôm nay
Nhiều bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình đã điều trị bằng thuốc nhưng vẫn bị tái phát, do thuốc chỉ giúp làm giảm nhanh triệu chứng bệnh chứ không chữa rối loạn tiền đình từ gốc.
Thay vào đó, hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên lành tính là giải pháp an toàn và có hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ.
Là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển dựa trên sự thấu hiểu căn nguyên gây bệnh rối loạn tiền đình, Hoạt huyết Ti-Đình Ba Nhất hiện đang được rất nhiều bệnh nhân tin dùng. Hoạt huyết Ti-Đình Ba Nhất là sự hội tụ của tinh hoa y học thế giới và các thảo dược Việt với 3 nhóm thành phần:
– Nhóm dược liệu giúp tăng tuần hoàn não: Ginkgo Biloba, Cúc ngải vàng, Đại giả thạch
– Nhóm thảo dược bổ huyết, hoạt huyết, ổn định huyết áp, ngủ ngon giấc: Tinh dầu thông đỏ, Magie, Citicoline, Nattokinase
– Nhóm thảo dược làm dịu thần kinh, giảm stress: Xuyên khung, Cát căn, Hải đới căn
Hoạt huyết Ti-Đình Ba Nhất có tác dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, buồn nôn, bủn rủn chân tay, ù tai,… Hoạt huyết Ti-Đình Ba Nhất giúp giảm tần suất tái phát rối loạn tiền đình, hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn biến chứng nguy hiểm.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Hoạt huyết Ti-Đình Ba Nhất, độc giả có thể tham khảo Tại đây hoặc liên hệ tổng đài 1800.1716 để được tư vấn.
HOẠT HUYẾT Ti-ĐÌNH BA NHẤT
- Hết đau đầu, đau nửa đầu
- Ổn định huyết áp
- Dứt điểm rối loạn tiền đình
Hotline: 18001716 Mua trực tiếp tại cửa hàng